Những cây thuốc nam chữa yếu sinh lý hiệu quả nhất

Ngoài điều trị yếu sinh lý bằng phương pháp y học hiện đại, thì y học cổ truyền cũng có nhiều tác dụng hiệu quả trong điều trị bệnh này. Những cây thuốc nam chữa yếu sinh lý nào hiệu quả? Cách sử dụng và tác dụng trong điều trị bệnh yếu sinh lý như thế nào?

1. Đông y quan niệm về yếu sinh lý nam giới

Yếu sinh lý nam giới là tình trạng dương vật không thể cương cứng, không đủ cứng hoặc không duy trì được trạng thái cương cứng đủ lâu. Điều này sẽ dẫn đến xuất tinh sớm, rối loạn xuất tinh và lâu dần ảnh hưởng đến ham muốn tình dục.thuoc-nam-chua-yeu-sinh-ly

Biểu hiện thường thấy của yếu sinh lý nam giới

Trong Đông y không có một khái niệm cụ thể cho chứng bệnh này. Tùy vào tình trạng người bệnh có biểu hiện rối loạn cương dương (liệt dương) hay rối loạn phóng tinh (xuất tinh sớm) mà yếu sinh lý nam giới được xếp vào phạm vi chứng Dương nuy hay chứng Di tinh với cách điều trị có những đặc thù riêng.

2. Đông y điều trị yếu sinh lý

Liệt dương là biểu hiện thường gặp nhất và cũng gây khó chịu, ảnh hưởng nhiều nhất đến tâm lý người bệnh. Dưới đây sẽ trình bày phương pháp điều trị Dương nuy (liệt dương) theo Y học cổ truyền.

Theo Y học hiện đại, nguyên nhân gây ra liệt dương chủ yếu là do suy giảm Hormone sinh dục nam là Testosterone nên điều trị thường tập trung vào việc bổ sung Hormone mới nhiều tác dụng không mong muốn.

2.1. Nguyên nhân gây liệt dương

  • Thanh thiếu niên thủ dâm nhiều, kết hôn sớm, phòng dục quá độ,… làm tiêu hao tinh khí từ đó thận khí bị tổn thương
  • Sau khi bị bệnh không được chăm sóc, dinh dưỡng đầy đủ, hoặc mắc các bệnh mạn tính kéo dài,… làm cho chân dương suy yếu
  • Ăn uống, sinh hoạt không điều độ, căng thẳng tinh thần, làm việc mệt nhọc, ăn uống nhiều đồ béo ngọt, uống nhiều rượu, thức khuya,… lâu ngày ảnh hưởng đến chức năng ngũ tạng đặc biệt là tỳ vị, tâm, can, thận

2.2. Các thể bệnh liệt dương và cách điều trị

Thể mệnh môn hỏa suy

Triệu chứng: Liệt dương, sợ lạnh, tay chân lạnh, lưng gối đau mỏi, váng đầu, ù tai, mệt mỏi, đại tiện phân nát lỏng, sắc mặt nhợt, lưỡi nhợt, mạch xích nhược.

Pháp điều trị: Ôn thận tráng dương

Bài thuốc cổ phương: Hữu quy hoàn

Thục địa 16g, Hoài sơn 12g, Sơn thù 10g, Kỷ tử 12g, Đương quy 12g, Đỗ trọng 12g, Thỏ ty tử 12g, Phụ tử chế 6g, Nhục quế 6g, Lộc giác giao 12g. Làm hoàn uống ngày 20g chia 2 lần hoặc sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần.

Châm cứu: Hoang du, Túc tam lý, Tam tiêu du, Quan nguyên, Thận du, Phục lưu, Trung cực, Thái khê. Châm bổ kết hợp cứu.

Thể tâm tỳ hư

Triệu chứng: Liệt dương, hay hồi hộp, đánh trống ngực, hay quên, ngủ kém, không sâu giấc, hay mê, ăn kém, người mệt mỏi, sắc vàng nhợt, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch tế nhược.

Pháp điều trị: Kiện tỳ dưỡng tâm

Bài thuốc cổ phương: Quy tỳ thang

Đảng sâm 12g, Hoàng kỳ 12g, Đương quy 10g, Toan táo nhân 12g, Bạch truật 12g, Phục thần 12g, Viễn trí 4g, Nhục quế 8g, Mộc hương bắc 4g, Cam thảo 4g. Tất cả làm thang, sắc cùng Sinh khương, Đại táo mỗi vị 4g, uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Châm cứu: Tỳ du, Túc tam lý, Trung quản, Tâm du, Nội quan, Thần môn, Tam âm giao. Châm bổ.

Thể can khí uất kết

Triệu chứng lâm sàng: Liệt dương, tính tình dễ cáu giận, đầy tức nặng vùng mạn sườn, ăn ít, lưỡi đỏ, mạch huyền tế.

Pháp điều trị: Sơ can giải uất

Bài thuc cổ phương: Tiêu dao tán

Sài hồ 12g, Bạch thược 12g, Bạch truật 12g, Đương quy 12g, Bạch linh 12g, Bạc hà 08g, Bào khương 4g, Cam thảo 4g. Tán bột uống ngày 20g chia 2 lần hoặc làm thang sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần.

Châm cứu: Hành gian, Phong trì, Suất cốc, Đầu duy, Bách hội, Quan nguyên. Châm tả.

Thể kinh nộ thương thận

Triệu chứng: Lo lắng, sợ hãi quá mức mà bị liệt dương. Tâm phiền dễ sợ mà ngủ không yên, trong giấc ngủ hay mê sảng; chất lưỡi đỏ nhợt, mạch huyền.

Pháp điều trị: Bổ thận, an thần

Bài thuốc cổ phương: Đại uất thang kết hợp Tuyên chí thang gia giảm

Thỏ ty tử 16g, Ba kích 16g, Bạch thược 12g, Nhân sâm 12g, Sài hồ 10g, Toan táo nhân 12g, Bạch truật 12g, Thăng ma 8g, Viễn chí 6g. Sắc ngày 1 thang chia 2-3 lần, mỗi lần sắc với 3 bát nước lấy 1 bát.

Châm cứu: Mệnh môn, Quan nguyên, Thận du, Nội quan, Thần môn, Tam âm giao. Châm bổ. Nếu thận dương hư, châm bổ kết hợp cứu và cứu thêm Dũng tuyền 5 phút.

Thể thấp nhiệt hạ trú

Triệu chứng: Liệt dương, cơ thể mệt mỏi, tiểu khó, tiểu ít, tiểu đau, nước tiểu đỏ. Tinh hoàn có thể sưng đau, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch hoạt sác.

Pháp điều trị: Thanh lợi thấp nhiệt

Bài thuốc cổ phương: Long đởm tả can thang gia giảm

Long đởm thảo 8g, Chi tử 16g, Hoàng cầm 16g, Mộc thông 12g, Đương quy 16g, Trạch tả 16g, sinh địa 12g, Sa tiền 12g, Sài hồ 12g, Cam thảo 6g. Sắc ngày 1 thang chia 2-3 lần, mỗi lần sắc với 3 bát nước lấy 1 bát.

Châm cứu: Châm tả Hành gian, Thái xung, Bách hội. Châm bổ Thái khê.

3. Những cây thuốc nam chữa yếu sinh lý

Trong y học cổ truyền, có những cây thuốc nam chữa yếu sinh lý và tác dụng bổ thận tráng dương. Có thể kể đến như:

3.1 Dâm dương hoắc chữa yếu sinh lý nam giới

Dâm dương hoắc có vị cay, ngọt, tính ấm; có tác dụng ôn thận, tráng dương, làm mạnh gân xương và trừ phong thấp. Nó thường được dùng để chữa các chứng bệnh như di tinh, liệt dương, hiếm muộn, đau nhức xương khớp

Cách dùng: Dâm dương hoắc khô 500g, ngâm trong 5 lít rượu 40 – 45 độ trong 5 – 7 ngày, uống ngày 2 lần, mỗi lần 15ml

Chú ý, để nâng cao khả năng điều trị yếu sinh lý nên kết hợp với các vị Tiên mao, Ba kích, Nhục thung dung

3.2 Ba kích ngâm rượu

Ba kích là một vị thuốc nam quý có tác dụng bổ thận, tráng dương. kiện gân cốt, tăng cường sinh lý nam giới, rất tốt cho các đấng mày râu.

Cách dùng: Ba kích tươi  bỏ lõi 1kg, ngâm trong 4 lít rượu trắng 40 – 45 đô trong 2 tuần, uống ngày 2 lần 15 – 20ml

Ngoài cách ngâm độc vị hay được sử dụng, có thể ngâm rượu Ba kích kết hợp với các vị thuốc khác như Thỏ ty tử, Bạch tật lê, Dâm dương hoắc,…

3.3 Nhục thung dung

Nhục thung dung đã được sử dụng từ lâu trong Đông y, chủ yếu với mục đích hỗ trợ cho đời sống hoạt động tình dục và chữa vô sinh, hiếm muộn, cho cả nam lẫn nữ.

Cách dùng: Thuốc ít khi được dùng độc vị, thường được phối hợp với các vị thuốc khác dưới đang thang thuốc sắc hoặc thuốc ngâm rượu, Có thể tham khảo các bài thuốc ngâm rượu phía dưới.

3.4 Tỏa dương (nấm ngọc cẩu)

Tỏa dương còn có tên khác là nấm ngọc cẩu, được sử dụng rất nhiều trong dân gian với mục đích tăng cường sinh lý nam giới

Cách dùng:

  • Toả dương 5g, nhục thung dung 5g sắc lấy nước trộn với 200g bột mì, cán bột thành sợi mì, sau đó nấu với 50g thịt dê làm thức ăn hàng ngày
  • Rượu Tỏa dương: Tỏa dương tươi 1kg cắt lát, Tỏa dương khô 500g ngâm trong 5 lít rượu 40 – 45 độ trong 2 tuần, uống hàng ngày.

4. Các bài thuốc ngâm rượu từ những cây thuốc nam chữa yếu sinh lý

thuoc-nam-chua-yeu-sinh-ly-

Bài thuốc thuốc ngâm rượu điều trị yếu sinh lý

Ngoài ra, thuốc điều trị liệt dương còn thường được dùng dưới dạng ngâm rượu, một phần vì tác dụng gây hưng phấn thần kinh của rượu, mặt khác rượu là một loại dung môi có tác dụng hòa tan rất nhiều thành phần hoạt chất mà cách sắc thông thường khó thu được hết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Home
Account
Cart
Search